Bạn muốn tìm hiểu về BIOS? Bạn không biết BIOS là gì? hay bạn muốn nâng cấp update BIOS mà không biết cách làm như thế nào? Trong bài viết này cungcapphanmem.com sẽ hướng dẫn chi tiết về bios để bạn hiểu rõ hơn bios là gì nhé!
Tìm hiểu BIOS là gì?
Bios chính là một lệnh nằm trong chip firmware trên bo mạch chủ của máy tính và nó có một nhiệm vụ tham gia vào việc khởi động máy tính. Bios được dùng để có thể kiểm soát các tính năng cơ bản của máy tính, kết nối và chạy trình điều khiển (driver) cho các thiết bị ngoại vi (chuột, bàn phím, usb,…) đọc các thứ tự ổ cứng để khởi động hệ điều hành và hiển thị các tín hiệu lên màn hình,…Có thể nói Bios có nhiệm vụ kiểm soát và kiểm tra các linh kiện có hoạt động hay không kiểm soát lại cho hệ điều hành.
BIOS dùng để làm gì?
Nếu bạn là người rành công nghệ và hay sử dụng máy tính thì bạn phải sử dụng BIOS ít nhất một lần rồi phải không nào? Các tính năng của BIOS có thể rất đơn giản nhưng nó không there thực hiện được bên trong hệ điều hành (windows, Linux,…). Sau đây là một số tính năng cơ bản của BIOS mà bạn cần biết như sau:
Thay đổi thứ tự đọc ổ đĩa khi khởi động
Khi người dùng mở máy tính, bạn có thể vào BIOS hoặc nhấn các phím tắt khác để có thể hiển thị các danh sách các ổ đĩa được đọc khi khởi động máy. Nếu bạn cài nhiều hệ điều hành lên nhiều ổ cứng thì bạn thay đổi được các thứ tự đọc ổ cứng.
Nếu như Windows của bạn bị hỏng, bạn cũng có thể cần cài đặt ổ đĩa CD/DVD đầu tiên trong danh sách ổ đọc khi khởi động để sử dụng các tính năng sửa lỗi từ đĩa cài windows hoặc cài lại windows.
Theo dõi nhiệt độ, tốc độ quạt
Nếu bạn không thể khởi động được vào hệ điều hành thì bạn có thể mở BIOS để có thể kiểm tra nhiệt độ của các linh kiện xem có quạt nào bị dừng và tình trạng máy có bị quá nhiệt đang diễn ra hay không, ngoài ra bạn còn có thể theo dõi các thiết bị như RAM và CPU.
Ép xung
Bạn cần mở BIOS để có thể thay đôi xung nhịp và hoặc điện thế các hoạt động của CPU nhằm ép xung. Khi ép xung, bạn sẽ được tăng tốc độ xử lý của máy tính, song cũng sẽ phải đối mặt với các số ngu cơ nhất định. Trong đó nguy hiểm nhất có lẽ là nguy cơ máy bị quá nhiệt và có thể treo nếu không được tản nhiệt hỗ trợ tăng cường.
Khóa máy
Trong BIOS, bạn có thể đặt mật khẩu để có thể khóa toàn bộ máy vi tính, không cho phép sử dụng bất kì một trong hệ điều hành nào cả.
UEFI cũng sẽ hỗ trợ tính năng Secure Boot, nó có thể giúp loại trừ khả năng khởi động từ các hệ điều hành không được cấp phép trên máy tính qua các thiết bị ngoại vi hoặc qua mạng. Với những hệ thống tối mật, đặt mật khẩu trong BIOS thì đây là một giải pháp bảo mật hiệu quả nhất.
Cập nhật BIOS cho máy tính
Hiện nay, hầu hết các hãng máy tính và mainboard có thể cho phép bạn flash BIOS từ file EXE tải về. Có nghĩa là bạn chỉ cần tải một phiên bản BIOS trên trang chủ và có thể chạy file đó để tiến hành cập nhật. Một số hãng có thêm phần mềm flash BIOS riêng, bạn cần chạy phần mềm flash BIOS và dẫn tới file BIOS để nâng cấp BIOS.
Khi chúng ta chạy file EXE BIOS được tải về thì bạn sẽ có 2 sự lựa chọn:
Update the system BIOS on this computer: cập nhật BIOS cho máy tính.
Create a USB flash …: tạo chiếc USB để cập nhật BIOS cho máy tính.
Thường mình dùng lựa chọn 1, nếu máy tính hiện tại của bạn không vào được Windows thì bạn dùng máy tính khác để tạo usb flash BIOS với lựa chọn 2.
Xem Thêm: Hướng dẫn cách nâng cấp ram máy tính đơn giản
Kết luận
Trên đây là thông tin về bios là gì cũng như cách update bios để làm gì mà chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn. Hi vọng qua bài viết này có thể cung cấp thông tin hữu ích đến với mọi người. Nếu có bất kì thắc mắc nào thì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí nhé. Chúc các bạn thành công.